Theo dõi và chăm sóc sau khoét chóp cổ tử cung

1. Khoét chóp cổ tử cung là gì?

Khoét chóp cổ tử cung là phương pháp cắt bỏ 1 phần hình nón của cổ tử cung. Mục đích của phương pháp này là loại bỏ những tổn thương ở vùng cổ tử cung và toàn bộ vùng bị biến đổi.

Để thực hiện phương pháp cắt khoét chóp cổ tử cung, các bác sĩ sẽ sát trùng cơ quan sinh dục bên ngoài và đặt mỏ vịt vào âm đạo để nhìn thấy âm đạo được rõ hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng vòng điện (LEEP) để lấy mẫu mô chóp ra khỏi cổ tử cung. Tác dụng của vòng điện là cầm máu vị trí cắt đồng thời dùng chùm laser để cầm máu.

2. Tại sao phải khoét chóp cổ tử cung?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa các bệnh về cổ tử cung, nhưng phương pháp cắt khoét chóp cổ tử cung vẫn được bác sĩ chỉ định trong nhiều trường hợp, nguyên do là bởi:

  • Chỉ định khoét chóp cổ tử cung khi bệnh nhân có kết quả tầm soát ung thư bất thường giúp đánh giá hoặc điều trị bệnh.
  • Giúp loại bỏ các bế tào bất thường ở cổ tử cung hiệu quả, nhanh chóng.
  • Giúp lấy được đầy đủ các mẫu bệnh phẩm nguyên vẹn để xét nghiệm mô bệnh sau khi tiến hành thủ thuật.
  • Điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung (loạn sản biểu mô từ nhẹ đến nặng), tổn thương lành tính ở cổ tử cung điều trị áp lạnh không hiệu quả, đa polyp cổ tử cung, u xơ cổ tử cung.
  • Giúp theo dõi các xét nghiệm Pap bất thường liên tục.
  • Chẩn đoán ung thư cổ tử cung xâm lấn.
Khoét chóp cổ tử cung
Phương pháp cắt khoét chóp cổ tử cung

3. Theo dõi và chăm sóc sau khoét chóp cổ tử cung

Theo dõi sau khoét chóp cổ tử cung là một trong những bước rất quan trọng để người bệnh nhanh bình phục và hạn chế những biến chứng. Vậy sau khi khoét chóp cổ tử cung cần kiêng gì? Và cách chăm sóc, vệ sinh hàng ngày như thế nào? Về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, sau khi cắt khoét chóp cổ tử cung, người bệnh có thể bị ra dịch âm đạo hồng, lỏng, co thắt nhẹ hoặc dịch âm đạo nâu – đen. Tuy nhiên, chảy máu sau khoét chóp cổ tử cung là bình thường và cần ít tuần để cổ tử cung lành hẳn. Để mau bình phục và tránh những biến chứng, người bệnh nên:

  • Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng tránh nhiễm khuẩn.
  • Không nên dùng bất cứ thứ gì cho vào âm đạo như tampon hoặc thụt rửa âm đạo quá sâu; kiêng quan hệ tình dục trong vòng 6 tuần để tránh nhiễm khuẩn và giúp vết thương mau lành.
  • Cắt khoét chóp cổ tử cung có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân cho các lần mang thai sau này nên cần phải theo dõi sức khỏe, thăm khám cẩn thận trong thời gian tái tạo sau khoét chóp cổ tử cung và trong thời gian mang thai.
  • Trong một vài trường hợp hiếm thì quá trình tái tạo sau khoét chóp cổ tử cung có thể khiến cho cổ tử cung của người bệnh bị hẹp lại và gây ra những bất thường về kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt hoặc khiến việc thụ thai gặp khó khăn hơn, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay trong trường hợp này.
  • Trường hợp bệnh nhân đã làm sinh thiết chóp thì cần thực hiện xét nghiệm Pap mỗi 4–6 tháng hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ để theo dõi thường xuyên và khám nghiệm cổ tử cung.

Trong thời gian tái tạo sau khoét chóp cổ tử cung, người bệnh lưu ý thực hiện đúng lời dặn của bác sĩ và cần liên hệ ngay nếu gặp phải các vấn đề sau:

  • Hành kinh ra nhiều hơn bình thường;
  • Chảy máu sau khoét chóp cổ tử cung nhiều kèm theo cục máu đông;
  • Đau bụng nhiều và theo sốt.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phone
Phone
Phone