Bị rong kinh nên ăn gì?

Rong kinh thực sự đã gây không ít rắc rối cho các chị em. Vậy chứng rong kinh là gì? Và khi bị rong kinh thì các chị em phụ nữ nên ăn những loại thực phẩm nào? Hãy cùng đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm bị rong kinh nên ăn gì.

1. Chứng rong kinh là gì?

Các chị em phụ nữ cứ mỗi tháng lại bị “mất máu” một lần. Chu kỳ hành kinh bình thường sẽ chỉ mất 3 đến 5 ngày sẽ sạch kinh. Nhưng nếu chu kỳ của bạn kéo dài trên 7 ngày thì khả năng nhiều là bạn đã bị rong kinh. Rong kinh (hay còn được gọi là chảy máu kinh nguyệt nhiều) là khi kinh nguyệt của bạn ra rất nhiều vượt ngưỡng bình thường là 80 ml/1 chu kỳ hoặc kéo dài trên 7 ngày. Bạn có thể bị chảy máu nhiều đến mức bạn phải thay băng vệ sinh hoặc miếng lót mỗi giờ trong vài giờ liên tục.

Chảy máu kinh nguyệt nhiều là phổ biến, ảnh hưởng đến bất kỳ nơi nào từ 27% đến 54% những người có kinh nguyệt. Chảy máu kinh nguyệt nhiều có thể nghiêm trọng nếu bạn mất nhiều máu đến mức có dấu hiệu thiếu máu. Thiếu máu là một tình trạng phát sinh do cơ thể bạn có quá ít chất sắt. Thiếu máu có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Ngoài ra, một số bệnh lý có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều, như ung thư, cần được can thiệp y tế sớm. Tốt hơn hết là bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy dấu hiệu rong kinh như sau:

  • Đau bụng
  • Thời gian hành kinh kéo dài hơn bảy ngày.
  • Đi ra các cục máu đông có kích thước bằng 1/4 hoặc lớn hơn. Máu có thể có màu đỏ, hồng, nâu, hoặc thậm chí giống như gỉ sắt.
  • Chảy máu qua 1 hoặc nhiều băng vệ sinh hoặc miếng lót mỗi giờ trong hơn hai giờ liên tục.
  • Mất hơn 80 ml máu trong kỳ kinh thay vì 35-40 ml thông thường.
  • Các triệu chứng thiếu máu, như cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi hoặc khó thở.

Với bệnh thiếu máu, bạn cũng có thể nhận thấy các dấu hiệu của một tình trạng gọi là pica. Các triệu chứng của bệnh Pica bao gồm rụng tóc, da nhợt nhạt và muốn ăn những thứ không phải thực phẩm như: giấy, tóc, bụi bẩn…

rong kinh nên ăn gì
Giải đáp rong kinh nên ăn gì?

2. Bị rong kinh nên ăn gì?

2.1. Các loại ngũ cốc

Xếp đầu bảng lựa chọn là ngũ cốc do chúng chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và các vitamin thiết yếu. Các loại ngũ cốc điển hình đó là yến mạch, gạo lứt, ngô…

Thêm nữa, hàm lượng glycemic thấp trong các loại ngũ cốc cũng giải quyết được một trong các nguyên nhân gây rong kinh đó là làm giảm tình trạng mất cân bằng nội tiết tố.

Và để khắc phục tình trạng thiếu máu và thiếu sắt do mất nhiều máu khi bị rong kinh gây ra thì các bác sĩ vẫn khuyên các chị em nên bổ sung thêm ngũ cốc do hàm lượng lớn chất sắt trong ngũ cốc giúp thúc đẩy quá trình tạo máu.

2.2. Các loại thực phẩm giàu Vitamin B6 và Vitamin C

Vitamin B6 là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tế bào hồng cầu mới, giúp bù đắp lại cho lượng máu đã bị mất do rong kinh lâu ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 phải kể đến như: gan gà, gan lợn, gan bò, các loại thịt gia cầm, cá hồi, các loại đậu, gạo nguyên cám, ca chua, chuối…

Vitamin C đóng vai trò thiết yếu giúp cơ thể hấp thu chất sắt dễ dàng, ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: cà chua, kiwi, cam, bưởi, quýt, dâu tây, đu đủ, bắp cải, rau mùi, súp lơ…

2.3. Thực phẩm giàu Magie

Magie là nguyên tố khoáng phổ biến trong cơ thể người, nó giúp giảm chảy máu trong thời kỳ hành kinh. Hơn nữa, bổ sung magie giúp phụ nữ cải thiện tình trạng căng thẳng, mất ngủ, bất ổn về nhịp tim và huyết áp. Thiếu magie, chị em có thể phải đối mặt với tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim không đều hay gặp các triệu chứng tiền kinh nguyệt trầm trọng.

Thực phẩm có chứa nhiều Magie như: hạt hướng dương, hạt điều, hạt bí, hạt vừng, hạt dưa hấu, rong biển, bơ, đậu phụ, cá thu, cá mòi, cá hồi…

2.4. Thực phẩm giàu Omega 3

Omega – 3 là một loại axit amin lành mạnh (chất béo không bão hòa) có mặt trong nhiều loại cá. Omega – 3 có tác dụng giúp phục hồi tổn thương (giảm viêm), cải thiện sức khỏe tim mạch và cân bằng nội tiết tố.

Những loại thực phẩm có chứa nhiều omega 3 gồm hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá cơm, trứng cá muối…

2.5. Thực phẩm giàu sắt

Thời gian rong kinh kéo dài rất dễ bị thiếu máu nên thường xuyên cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể xanh xao, yếu ớt,… Vì thế thực phẩm giàu chất sắt là nguồn thực phẩm không thể không có trong giai đoạn này. Tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này phải kể đến các loại thịt đỏ, gan, hải sản, trái cây sấy, các loại hạt,… Để hấp thụ chất sắt một cách chị em nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn của mình.

2.6. Rau xanh và các loại trái cây

Nhóm thực phẩm này cũng không thể bỏ qua khi bạn chưa biết bị rong kinh nên ăn gì bởi chúng chứa rất nhiều chất ngăn ngừa oxy hóa và vitamin hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, trái cây còn đóng vai trò cải thiện tình trạng rong kinh, giúp cân bằng nội tiết và cải thiện hàm lượng đường ở trong máu.

rong kinh nên ăn gì
Người bị rong kinh nên ăn rau xanh và các loại trái cây

2.7. Uống nhiều nước

Cơ thể chúng ta có đến 80% là nước. Nước cũng là yếu tố không thể thiếu cho cơ thể các chị em đặc biệt là trong giai đoạn bị rong kinh. Uống nhiều nước không chỉ giúp các chị em bớt mệt mỏi, có được trạng thái tinh thần thoải mái hơn, và còn có sức sống hơn. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp cơ thể thanh lọc và có một tâm trạng tốt hơn.

2.8. Trà gừng

Trà gừng tính nóng nên uống một ly trà gừng khi bạn đến tháng sẽ giúp giảm hạn chế bớt lượng máu kinh hiệu quả. Nhưng không nên vì thế mà bạn lại uống nhiều vì có thể gây phản tác dụng, do một số thành phần trong gừng có thể gây loãng máu.

2.9. Trà quế

Tương tự như gừng, quế cũng là loại gia vị quen thuộc, thường được dân gian sử dụng như một phương thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và cầm máu ở phụ nữ. Thành phần trong bột quế có chứa hydroxychalcone có tác dụng điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể và nó cũng đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là có ảnh hưởng đến việc duy trì sự đều đặn của kinh nguyệt. Để giảm tình trạng rong kinh, bạn có thể chuẩn bị một cốc nước lạnh có pha 1 thìa bột quế, uống 3 lần mỗi ngày, sẽ dần khắc phục được hiện tượng rong kinh. Nếu bạn có cơ địa nóng trong thì bạn không nên uống loại trà này vì rất có thể sẽ gây phản tác dụng.

2.10. Trà hoa cúc

Trong Đông y hay sử dụng trà hoa cúc để ổn định tinh thần, giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Bởi vậy, bạn có thể sử dụng loại trà này vào những ngày hành kinh để giảm bớt cảm giác khó chịu.

3. Các loại thực phẩm cần tránh

  • Loại bỏ các loại thực phẩm có tính nóng như ớt, thức ăn chua như dưa muối.
  • Giảm ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh vì chúng thường có chứa nhiều muối và các loại gia vị sẽ gây đầy hơi, chướng bụng và khiến cho tình trạng đau bụng kinh dữ dội hơn.
  • Giảm ăn các thức ăn có chỉ số đường huyết cao
  • Hạn chế các loại thực phẩm có tính lạnh như mướp, rong biển, lê, bí đao… do các thực phẩm lạnh sẽ khiến máu bị kích thích và thay đổi nhiệt độ của máu dẫn đến máu kinh không thể lưu thông tốt và gây đau bụng kinh càng dữ dội hơn.
  • Ngừng tiêu thụ đồ uống có ga và nước ngọt, cafein do caffeine có khả năng làm giảm mức hấp thu sắt trong cơ thể từ 50 – 60%. Phosphat trong các loại nước ngọt có gas cũng có ảnh hưởng tương tự – chúng đều gây khó khăn cho cơ thể khi đón nhận nguyên tố sắt từ các loại thực phẩm khác. Nếu uống nhiều có thể phản tác dụng và gây ra cảm giác bồn chồn, căng thẳng và kích thích co bóp tử cung làm gia tăng tình trạng đau bụng kinh.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, đường tinh luyện, đồ uống lạnh.
  • Tránh các bữa ăn không đúng giờ, ăn khuya, ăn nhiều bữa và đồ ăn nhẹ
  • Loại bỏ thuốc, rượu và nicotine.
rong kinh nên ăn gì
Cháo táo đỏ, hạt sen, quả vải là món ăn ngon trong thời kỳ rong kinh

4. Một vài món ăn ngon trong thời kỳ rong kinh

4.1. Canh ngải cứu nấu cá trê

  • Chuẩn bị: 12 gam hồng hoa, 100 gam ngải cứu, 300 gam cá trê, 120 gam bột đậu đen, 6 gam trần bì.
  • Thực hiện: Cá trê chặt vây làm sạch cho vào nồi nấu với bột đậu đen. Lấy một túi vải mỏng cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào rồi bỏ vào nồi này nấu cùng chế thêm 600ml nước vào bật bếp đun với lửa nhỏ cho đến khi nhừ hết thì nhấc túi vải ra ngoài, tất cả các đồ còn lại trong nồi chia làm 3 phần ăn trong 1 ngày. Ăn liên tục như vậy trong 15 ngày.

4.2. Móng giò hầm nhân sâm

  • Chuẩn bị: 5 gam nhân sâm, 1 cái móng giò (nên lấy chân trước), gia vị vừa đủ, xì dầu và rượu.
  • Thực hiện: Móng giò nướng trước rồi cạo bỏ sạch lông, rửa sạch, chặt làm đôi sau đó cho vào nồi cùng nhân sâm, ninh cho đến khi móng nhừ thì nêm xì dầu, rượu và gia vị cho vừa ăn, đun sôi lại là được. Mỗi ngày ăn món này 1 lần và duy trì khoảng 5 ngày sẽ giúp điều kinh, bổ huyết.

4.3. Cháo táo đỏ, hạt sen, quả vải

  • Chuẩn bị: 50 gam gạo tẻ; 40 gam long vải; 20 gam táo đỏ; 70 gam hạt sen; một ít đường.
  • Thực hiện: Hạt sen bóc vỏ và bỏ tâm, bỏ hạt táo đỏ, gạo vo sạch. Đầu tiên đem cho gạo và hạt sen vào nấu nhừ thành cháo sau đó mới cho thêm long vải và táo đỏ vào nấu tiếp khoảng 30 phút nữa rồi nêm đường vào và nhấc ra. Món ăn này chia làm 2 lần ăn trong ngày, duy trì liên tục 5 ngày để điều kinh, dưỡng huyết.

4.4. Canh câu kỷ thịt dê

  • Chuẩn bị: 30 gam câu kỷ, 300 gam thịt dê; gia vị, hành, gừng,
  • Thực hiện: Rửa sạch và thái nhỏ thịt dê sau đó cho vào nồi cùng gừng, câu kỷ, đổ thêm ít nước rồi đun cho đến khi thịt dê chín nhừ. Tiếp sau đó bạn nêm thêm gia vị và cho thêm hành hoa vào là được. Món ăn này duy trì trong 10 ngày không những bồi bổ sức khỏe mà còn bổ thận và rất tốt cho khí huyết.

4.5. Đậu xanh nấu đường

  • Chuẩn bị: một ít đường, 200 gam đậu xanh.
  • Thực hiện: Đậu xanh đem xát vỏ, rửa sạch rồi nấu cho chín nhừ sau đó thêm đường cho vừa ăn thì tắt bếp. Nên ăn món này trước khi kỳ kinh đến khoảng 10 ngày, 1 tháng/ngày để giải nhiệt và hỗ trợ thuyên giảm rong kinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phone
Phone
Phone