Bà bầu bị cúm có được tiêm phòng uốn ván không?

Việc tiêm uốn ván cho bà bầu thực chất là tiêm trước phơi nhiễm nhằm tạo kháng thể cho người mẹ để tránh việc lây nhiễm trong khi sinh con, hỗ trợ sang cơ thể bé giúp hạn chế tối đa bị nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn. Do đó, có thể nói việc tiêm uốn ván cho bà bầu là cách để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và con.

1. Bệnh cúm nguy hiểm như thế nào đối với phụ nữ mang thai?

Bệnh cúm khác với cảm lạnh thông thường. Cúm thường đi kèm với những triệu chứng như sổ mũi, sốt, ho, mệt mỏi và đau nhức cơ thể. Đối với những người bình thường, cúm có thể biến chứng thành viêm phổi, ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp. Còn với phụ nữ mang thai, bệnh cúm lại càng là mối đe dọa nguy hiểm hơn. Bởi ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường có nhiều thay đổi, khả năng miễn dịch kém và dễ ốm do thay đổi thời tiết hoặc lây nhiễm nếu tiếp xúc với người bệnh.

Với thể trạng yếu thì bệnh cúm có thể diễn tiến nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy, các mẹ bầu cần phải lưu ý đến việc khi nào tiêm vắc-xin cúm cho bà bầu để phòng ngừa kịp thời.

2. Bà bầu bị cúm có được tiêm phòng uốn ván không?

Tiêm uốn ván cho bà bầu là phương pháp an toàn mà bất cứ phụ nữ nào đang mang thai cũng không nên bỏ lỡ. Giai đoạn thai kỳ 9 tháng 10 ngày là một khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và vất vả đối với phụ nữ. Ngoài việc cần chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi thì bà bầu cần được tiêm phòng vắc-xin để phòng ngừa tối đa những tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, việc tiêm uốn ván cho bà bầu thực chất là tiêm trước phơi nhiễm nhằm tạo kháng thể cho người mẹ để tránh việc lây nhiễm trong khi sinh con, hỗ trợ sang cơ thể bé giúp hạn chế tối đa bị nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn. Do đó, có thể nói việc tiêm uốn ván cho bà bầu là cách để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và con.

Nhìn chung, mẹ bầu không nên tiêm vắc-xin trong trường hợp có các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn nên tiêm nếu lợi ích lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm vắc-xin.

Cách tốt nhất để tránh các phản ứng sau tiêm là bà bầu nên chọn các trung tâm tiêm chủng chất lượng, uy tín để tiêm chủng và khám sàng lọc đầy đủ trước tiêm; thực hiện theo đúng lịch của trung tâm y tế dựa trên giai đoạn mang thai của mình.

Về thời gian tiêm phòng vắc-xin uốn ván ở bà bầu, Bộ y tế đã ban hành Thông tư 38/2017/TT-BYT để hướng dẫn thực hiện như sau:

Với người chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc-xin hoặc không rõ tiền sử tiêm:

  • Lần 1: Tiêm vắc-xin uốn ván sớm khi có thai lần đầu;
  • Lần 2: Tiêm vắc-xin uốn ván sau lần 1 ít nhất 1 tháng;
  • Lần 3: Tiêm vắc-xin uốn ván sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc vào kỳ thai sau;
  • Lần 4: Tiêm vắc-xin uốn ván sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau;
  • Lần 5: Tiêm vắc-xin uốn ván sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau;

Với người đã tiêm vắc-xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản:

  • Lần 1: Tiêm vắc-xin uốn ván sớm khi có thai lần đầu;
  • Lần 2: Tiêm vắc-xin uốn ván sau lần 1 ít nhất 1 tháng;
  • Lần 3: Tiêm vắc-xin uốn ván sau lần 2 ít nhất 1 năm.

Với người đã tiêm vắc-xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại:

  • Lần 1: Tiêm vắc-xin uốn ván sớm khi có thai lần đầu;
  • Lần 2: Tiêm vắc-xin uốn ván sau lần 1 ít nhất 1 năm.

Riêng với phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc-xin, sẽ tiêm 2 mũi vào các thời gian sau:

  • Mũi tiêm 1: Tiêm vắc-xin uốn ván khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên;
  • Mũi tiêm 2: Tiêm vắc-xin uốn ván sau mũi 1 ít nhất 30 ngày, trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Với phụ nữ đã tiêm phòng đủ 5 mũi vắc-xin uốn ván, mang thai lần 2 với mũi tiêm cuối trước 10 năm thì không cần phải tiêm phòng uốn ván lại. Nếu thời gian tiêm phòng uốn ván sau 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Nếu thai kỳ trước, mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin uốn ván cách không quá 10 năm thì nên tiêm 1 mũi từ tuần thai 20 trở đi.

3. Lưu ý khi tiêm vắc-xin uốn ván cho bà bầu

Lộ trình tiêm phòng vắc-xin uốn ván cho bà bầu khá nhiều mũi tiêm, nhưng mẹ hãy sắp xếp thời gian tiêm đủ mũi để đảm bảo khả năng kháng bệnh của cơ thể.

Việc tiêm phòng vắc-xin uốn ván có thể khiến mẹ bầu bị sưng đau tại vị trí tiêm, những phản ứng phụ này không quá nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Trường hợp mẹ bầu có phản ứng quá mức hoặc bất thường sau khi tiêm uốn ván, hãy thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

4. Phòng và điều trị cúm cho bà mẹ mang thai

Phụ nữ mang thai nếu b cúm trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì rất nguy hiểm. Nếu xảy ra các biến chứng thì có thể gây sảy thaisinh non…. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý và phòng tránh cảm cúm ngay khi biết mình mang thai.

4.1. Điều trị cúm khi mang thai

Nếu có dấu hiệu mệt mỏi, ớn lạnh hay đau nhức cơ thể, ho và đau họng thì mẹ bầu cần phải đi khám chuyên khoa ngay để xác định nguyên nhân có phải do virus cúm gây ra không? Nếu đã xác định được là nhiễm cúm, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng virus theo hướng dẫn và theo dõi sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh.

4.2. Cách phòng cúm cho mẹ bầu

Có một sức khỏe tốt là cách duy nhất nhất để tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh ở phụ nữ mang thai. Do đó, điều mẹ bầu cần làm để phòng tránh cúm đó là:

  • Khi mang thai, mẹ bầu nên ăn uống lành mạnh với nhiều loại rau quả, thịt cá để cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, luyện tập thể dục nhẹ nhàng và giữ thói quen sinh hoạt phù hợp, khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Không nên hoặc hạn chế đến những nơi đông người. Tránh tiếp xúc với những người mà bạn nghi ngờ đang mắc bệnh cúm.
  • Tiêm vắc-xin cúm và các loại vắc-xin dành cho bà bầu càng sớm càng tốt.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc – xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc – xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Quý khách hàng sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phone
Phone
Phone