Mũ cổ tử cung giúp tránh thai thế nào?

1.Mũ cổ tử cung giúp tránh thai thế nào?

Mũ cổ tử cung là một dụng cụ tránh thai bằng cách ngăn tinh trùng xâm nhập vào tử cung.

Đây là một cốc silicon sâu, có thể tái sử dụng được sau mỗi lần đưa vào âm đạo, đặt ôm khít cổ tử cung trước khi hoạt động tình dục. Mũ cổ tử cung được giữ cố định tại vị trí này trong suốt quá trình quan hệ nhờ vào lực hút và có dây đeo để giúp tháo ra khi kết thúc.

Tuy nhiên, hiệu quả tránh thai của mũ cổ tử cung chỉ đạt được tối đa khi được sử dụng cùng với chất diệt tinh trùng.

Hiện tại, chỉ có một thương hiệu sản xuất mũ cổ tử cung được cấp phép là FemCap. Để sử dụng được sản phẩm này, người phụ nữ phải được bác sĩ phụ khoa thăm khám và kê toa kích cỡ mũ cổ tử cung phù hợp.

Chất diệt tinh trùng
Khi sử dụng mũ cổ tử cung cần kết hợp với chất diệt tinh trùng để đạt được hiệu quả tránh thai tối đa

2.Ưu điểm của mũ cổ tử cung là gì?

Khi được sử dụng cùng với chất diệt tinh trùng, mũ cổ tử cung là một dụng cụ lý tưởng giúp tránh thai với các ưu điểm vượt trội hơn so với các dụng cụ khác như sau:

  • Cho phép trở lại khả năng sinh sản nhanh chóng
  • Có thể được sử dụng khi cho con bú, bắt đầu từ tuần thứ sáu sau khi sinh
  • Có thể được đưa vào âm đạo để chuẩn bị nhiều giờ trước khi quan hệ tình dục và vẫn giữ nguyên vị trí trong tối đa 48 giờ
  • Không yêu cầu sự hợp tác của đối tác

Tuy nhiên, mũ cổ tử cung không phải là luôn thích hợp cho tất cả mọi người. Bác sĩ phụ khoa khi tư vấn các biện pháp tránh thai có thể không khuyến khích sử dụng mũ cổ tử cung nếu người bệnh có các yếu tố dưới đây:

Chảy máu âm đạo sau khi sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ? (Phần 2)
Nếu bạn bị chảy máu âm đạo không nên sử dụng mũ cổ tử cung để tránh thai
  • Bị dị ứng với chất diệt tinh trùng hoặc silicone
  • Có nguy cơ cao hoặc đã nhiễm HIV/AIDS
  • Có khả năng mang thai cao: dưới 30 tuổi, quan hệ tình dục với tần suất từ ba lần trở lên trong một tuần; đã từng thất bại trong việc tránh thai trước đó với các phương pháp dùng màng ngăn âm đạo hoặc không có khả năng thường xuyên sử dụng mũ cổ tử cung
  • Có các bất thường ở âm đạo hoặc cổ tử cung gây trở ngại cho việc lắp, đặt hoặc giữ mũ cổ tử cung
  • Chảy máu âm đạo hoặc bị nhiễm trùng âm đạo, cổ tử cung hoặc vùng chậu
  • Có tiền sử bệnh viêm vùng chậu, hội chứng sốc nhiễm độc, ung thư cổ tử cungsa tử cung độ 3, nhiễm trùng tử cung hoặc rách mô âm đạo hoặc cổ tử cung
  • Mới sinh con hoặc sẩy thai hoặc phá thai
  • Gần đây đã phẫu thuật cổ tử cung

3.Sử dụng mũ cổ tử cung có nguy cơ gì không?

Việc sử dụng mũ cổ tử cung là hoàn toàn không giúp bảo vệ khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Bên cạnh đó, mũ cổ tử cung cũng không là biện pháp tránh thai tuyệt đối. Ước tính có khoảng 16 trong số 100 phụ nữ chưa từng mang thai hoặc sinh con qua đường âm đạo sẽ mang thai trong năm đầu tiên sử dụng mũ cổ tử cung. Tỷ lệ này sẽ tăng lên với khoảng 32 trong số 100 phụ nữ đã sinh con bằng đường âm đạo. Sự khác biệt này là do âm đạo và cổ tử cung bị kéo căng khi sinh con qua đường âm đạo, đồng nghĩa với việc lắp mũ cổ tử cung có thể không còn khít.

Do đó, việc sử dụng mũ cổ tử cung không phù hợp hoặc không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ mang thai, nhất là khi có thêm các yếu tố sau:

-Mũ cổ tử cung bị bong ra khỏi cổ tử cung khi quan hệ tình dục

-Không sử dụng kèm chất diệt tinh trùng

-Tháo nắp mũ cổ tử cung trong vòng sáu giờ sau khi quan hệ tình dục

-Ngoài ra, chất diệt tinh trùng bôi vào mũ cổ tử cung cũng có nguy cơ đối với người phụ nữ là có thể làm tổn thương các tế bào niêm mạc âm đạo, gây ra:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo
  • Kích ứng âm đạo

Vì vậy, cần tham vấn hay thăm khám bác sĩ phụ khoa nếu:

  • Mũ cổ tử cung dễ bị di lệch khỏi vị trí khi đi bộ, hắt hơi, ho hoặc các động tác làm tăng áp lực ổ bụng
  • Có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng như sốt, khí hư nặng mùi
nhiễm trùng đường tiết niệu
Trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi sử dụng mũ cổ tử cung không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ mang thai
  • Ghi nhận có máu trên mũ cổ tử cung sau khi tháo ra mà không liên quan đến kỳ kinh
  • Nhận thấy có mùi hôi khi tháo mũ cổ tử cung
  • Bản thân hoặc đối tác bị đau trong lúc quan hệ
  • Đối tác bị trầy xước trên dương vật khi người nữ sử dụng mũ cổ tử cung

4.Cách sử dụng mũ cổ tử cung

Chuẩn bị mũ cổ tử cung

Mũ cổ tử cung có nhiều kích cỡ khác nhau. Bác sĩ phụ khoa khi thăm khám sẽ đo đạc và lắp thử cho người phụ nữ kích thước mũ cổ tử cung phù hợp. Đồng thời, người phụ nữ cũng sẽ được hướng dẫn cách lắp và tháo mũ cổ tử cung, cảm nhận mũ cổ tử cung đã ở đúng vị trí bằng cách khám phụ khoa.

Đảm bảo việc thường xuyên kiểm tra mũ cổ tử cung có bị mòn, thủng hoặc đổi màu hay không và thay mũ cổ tử cung mỗi năm. Người phụ nữ cũng có thể cần phải sử dụng mũ cổ tử cung khác sau khi sinh con. Luôn sử dụng mũ cổ tử cung có kèm chất diệt tinh trùng và không sử dụng khi có bất kỳ loại chảy máu âm đạo nào, kể cả kỳ kinh nguyệt.

Trước khi sử dụng mũ cổ tử cung lần đầu tiên, hãy thực hành lắp và kiểm tra vị trí của nó. Lúc này, cần sử dụng song song các biện pháp tránh thai dự phòng, chẳng hạn như bao cao su cho nam giới.

Thực hiện lắp mũ cổ tử cung
Thực hiện lắp mũ cổ tử cung

Thực hiện lắp mũ cổ tử cung

Kiểm tra vị trí cổ tử cung trước khi đặt mũ cổ tử cung. Để tìm cổ tử cung, hãy đưa ngón tay vào sâu trong âm đạo. Cổ tử cung giống như đầu mũi và vị trí có thể thay đổi theo thời gian cũng như có vị trí tương đối so với vị trí cơ thể.

Bôi chất diệt tinh trùng vào mũ cổ tử cung. Dùng khoảng 1/4 thìa cà phê (1,25 ml) chất diệt tinh trùng vào phần nắp của, phết một lớp mỏng chất diệt tinh trùng lên vành mũ cổ tử cung đối diện với cổ tử cung. Thêm 1/2 thìa cà phê (2,5 ml) chất diệt tinh trùng vào rãnh giữa vành và vòm của mũ cổ tử cung. Không tháo mũ cổ tử cung trong ít nhất sáu giờ sau lần quan hệ cuối cùng.

Chèn mũ cổ tử cung bằng cách đưa vào âm đạo trước khi kích thích tình dục để đảm bảo đặt đúng vị trí. Tìm một tư thế thoải mái, chẳng hạn như ngồi xổm. Tách môi âm hộ bằng một tay; với tay còn lại, giữ mũ cổ tử cung với phần bát hướng lên trên và ép vành mũ cổ tử cung giữa ngón cái và ngón trỏ. Trượt mũ cổ tử cung vào âm đạo – đảm bảo phần vành cao hơn đi vào âm đạo trước. Đẩy mũ cổ tử cung dọc theo thành sau của âm đạo hết mức có thể. Dùng ngón tay để xác định vị trí cổ tử cung và ấn vành của mũ cổ tử cung xung quanh cổ tử cung cho đến khi sờ thấy mũ cổ tử cung đã bao phủ hoàn toàn.

Luôn kiểm tra vị trí của mũ cổ tử cung trước khi quan hệ tình dục bằng cách ngồi xổm, cúi xuống, đưa ngón tay vào âm đạo và ấn lên trên vòm để đảm bảo cổ tử cung được bao phủ. Nếu mũ cổ tử cung không bao phủ hoàn toàn cổ tử cung thì đẩy nó lên cổ tử cung hoặc tháo ra và lắp lại.

Thực hiện tháo mũ cổ tử cung

Nhẹ nhàng tháo mũ cổ tử cung sau khi quan hệ tình dục ít nhất sáu giờ và tối đa hai ngày bằng cách ngồi xổm, cúi xuống và xoay mũ. Thư giãn các cơ vùng sàn chậu và đẩy lên vòm mũ cổ tử cung để tách lực hút.

Nắm chặt dây đeo và kéo nhẹ một cách cẩn thận để không làm trầy xước âm đạo.

Sau khi tháo ra, cần rửa mũ cổ tử cung bằng xà phòng có tính tẩy nhẹ và nước ấm rồi để khô trong không khí. Bảo quản mũ cổ tử cung trong hộp đựng được cung cấp kèm.

Tóm lại, mũ cổ tử cung giúp tránh thai bằng cách đóng vai tròn như một màng ngăn, giữ cho tinh trùng không vào tử cung. Để tăng cường tính bảo vệ của mũ cổ tử cung, người phụ nữ cần dùng kèm với chất diệt tinh trùng và biết cách lắp đặt một cách vừa khít với cổ tử cung. Đồng thời, các thao tác sử dụng mũ cổ tử cung cũng cần đảm bảo vệ sinh nhằm giúp dụng cụ này trở thành một biện pháp tránh thai an toàn cho sức khỏe người phụ nữ.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phone
Phone
Phone