1. Cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
3 tháng giữa của thai kỳ thường được tính từ tuần thứ 13 đến 27 của thai kỳ. Ở giai đoạn này, thai nhi phát triển mạnh về hình thể, não bộ và thai phụ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi. Điều đó cũng có nghĩa là ngoài việc khám thai định kỳ nhằm theo sát tình trạng phát triển của thai, mẹ bầu cũng phải chú ý đến việc bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi sao cho hợp lý.
Cân nặng của thai nhi 3 tháng giữa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Yếu tố di truyền: Do ảnh hưởng của gene di truyền, nên cân nặng của mỗi thai nhi từ khi mới hình thành đã có sự khác nhau đôi chút.
- Vóc dáng của mẹ trước khi có bầu.
- Tuổi của bà mẹ mang thai.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ
- Bệnh lý từ mẹ: Huyết áp, thừa cân, đái tháo đường,…
- Sự tăng cân trong thai kỳ của người mẹ.
- Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang thai đôi, thai ba thì cân nặng của mỗi trẻ thường thấp hơn bình thường.
2. Cân nặng thai nhi 3 tháng giữa
Tuy cân nặng thai nhi 3 tháng giữa có thể khác nhau đôi chút, nhưng vẫn sẽ có những tiêu chuẩn tham khảo chung giúp cho bác sĩ và mẹ dễ dàng hơn trong việc đánh giá sự phát triển của thai nhi.
Cân nặng thai nhi 3 tháng giữa ở mức tiêu chuẩn được thể hiện ở Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi cập nhật năm 2019 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như sau:
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là tiêu chí chung để tham khảo. Tuy nhiên, nếu thai nhi của bạn quá nặng cân, hay nhẹ cân đôi chút thì đừng vội lo lắng quá, bởi lẽ, cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tự nhiên, ví dụ như gene di truyền. Do vậy, bác sĩ sản phụ khoa sẽ giúp mẹ bầu đánh giá tình trạng của bé một cách chính xác nhất.
Trong một số trường hợp, nếu cân nặng của trẻ quá cao hoặc quá thấp thì có thể là dấu hiệu không tốt.
- Thai nhi to khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn hơn và có thể gây tổn thương đường sinh dục của mẹ. Thai nhi thừa cân cũng dễ phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm khi sinh ra như: Hạ đường huyết, suy hô hấp, hạ thân nhiệt, béo phì,…
- Nếu thai nhi bị nhẹ cân kéo dài, sức đề kháng kém hơn nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết…, thậm chí là nguy cơ giảm trí tuệ về sau.
4. Mối liên hệ giữa cân nặng và chế độ dinh dưỡng của mẹ với cân nặng thai nhi
Trong cả quá trình mang thai, cân nặng của người mẹ nên tăng tốt nhất là khoảng 10-12 kg. Đối với phụ nữ mang thai đôi nên tăng khoảng từ 16 – 20 kg.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của thai nhi 3 tháng giữa. Trong thời gian mang thai mẹ bầu cần phải gia tăng khẩu phần ăn chứa các thực phẩm giàu sắt, canxi, axit folic, vitamin và khoáng chất cần thiết khác, bởi các chất này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé.
Nếu mẹ bầu tăng quá ít cân sẽ khiến cho thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng, còn nếu mẹ tăng cân quá nhiều thì lại có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, khả năng sinh mổ cũng cao hơn vì thai to. Do đó, sự tăng cân nặng của cả mẹ và thai nhi đều phải ở mức hợp lý.
Mẹ bầu có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong mỗi lần thăm khám để yên tâm hơn. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang có Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói, giúp mẹ bầu không những thăm khám, chăm sóc mà còn hỗ trợ tư vấn để mẹ có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng suốt hành trình phát triển của thai nhi.