Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú liên quan tới lối sống có thể điều chỉnh

1. Uống rượu

Uống rượu là một yếu tố ảnh hưởng rất rõ ràng tới tăng nguy cơ ung thư vú, nguy cơ tăng phụ thuộc vào số lượng rượu hấp thụ. Một người phụ nữ uống 1 cốc rượu trong ngày sẽ tăng 7-10% nguy cơ ung thư vú so với người không uống, trong khi đó nếu uống 2-3 cốc thì tăng 20%. Uống rượu cũng có mối liên quan tới tăng nguy cơ của các loại ung thư khác.

Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ khuyến cáo không nên uống trên 1 cốc rượu/ngày.

Rượu
Phụ nữ uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

2. Béo phì hoặc thừa cân

Béo phì hoặc thừa cân sau mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư vú, trước mãn kinh, buồng trứng là cơ quan sản xuất nhiều estrogen, mô mỡ sản sinh estrogen không nhiều. Sau mãn kinh, khi mà buồng trứng không sản sinh ra estrogen nữa, hầu hết lượng estrogen trong cơ thể là từ mô mỡ. Nếu béo phì sẽ tăng mô mỡ và tăng lượng estrogen, tăng nguy cơ bị ung thư vú. Đồng thời những người này sẽ tăng lượng insulin trong máu, gây tăng nguy cơ bị một số loại ung thư khác, bao gồm cả ung thư vú.

Tuy vậy, mối liên quan giữa cân nặng và ung thư vú là phức tạp. Ví dụ như, nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh là cao hơn ở những phụ nữ tăng cân sau mãn kinh, tuy nhiên trước mãn kinh, những phụ nữ béo phì lại mắc ung thư vú thấp hơn so với phụ nữ khác. Lý do thì chưa được biết chính xác.

Cân nặng cũng ảnh hưởng khác nhau đến các loại ung thư vú khác nhau, ví dụ béo phì thường mắc loại ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính sau mãn kinh nhưng trước mãn kinh thì tăng nguy cơ mắc thể ung thư vú bộ ba âm tính.

Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ khuyến cáo phụ nữ nên có cân nặng hợp lý và cân đối chế độ dinh dưỡng và luyện tập.

Gan nhiễm mỡ không do rượu
Tình trạng béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ

3. Lười vận động

Đã có những bằng chứng cho thấy hoạt động tập luyện làm giảm ung thư vú, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh. Câu hỏi chính là cần phải hoạt động tập luyện như thế nào là đủ. Một vài những nghiên cứu thấy rằng thậm chí chỉ cần một vài giờ tập luyện trong tuần đã thấy hữu ích, dù vậy tập luyện thường xuyên sẽ tốt hơn.

Chính xác là bao nhiêu giờ tập luyện thì chưa thực sự biết rõ, tuy nhiên sẽ giảm cân nặng, dấu hiệu viêm nhiễm, tăng hormone bảo vệ sức khỏe và năng lượng được cân bằng.

Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ nên có ít nhất 150 phút tập trung bình, hay 75 phút tập tích cực trong một tuần.

4. Không cho con bú

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng cho con bú sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú đặc biệt là trong thời gian đủ dài và liên tục. nhưng thực sự để nghiên cứu chính xác thì khó, đặc biệt ở những nước phát triển khi mà thời gian cho con bú thường không dài.

Giải thích cho yếu tố ảnh hưởng này thì có thể là do cho con bú thì làm giảm thời gian có kinh nguyệt trong vòng đời của phụ nữ, cũng giống như thời gian có kinh nguyệt muộn nhưng lại hết kinh nguyệt sớm.

Cách giảm đau rát đầu vú khi cho con bú
Không cho con bú có thể ảnh hưởng đến yếu tố gây ung thư vú

5. Kiểm soát thai sản

Một vài phương pháp kiểm soát thai sản có sử dụng nội tiết, điều đó có thể gây ảnh hưởng như:

  • Tránh thai đường uống: hầu hết các nghiên cứu thấy rằng phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống có nguy cơ tăng nhẹ ung thư vú hơn những người không sử dụng. Nếu không dùng, nguy cơ giảm xuống trong vòng 10 năm
  • Tránh thai đường tiêm: Depo-provera là liều thuốc kiểm soát thai sản tiêm 3 tháng/lần. Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, có tăng nhẹ yếu tố nguy cơ nhưng cũng có những nghiên cứu thì không phát hiện thấy tăng.
  • Cấy ghép đặt vòng, cấy da, dụng cụ trong buồng tử cung: có thể có dùng hormon, có thể tăng nguy cơ. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng biện pháp này có tăng nguy cơ, nhưng những nghiên cứu này không nhiều.

6. Sử dụng hormone điều trị sau mãn kinh

Hormon điều trị với estrogen (thường kết hợp với progesterone) đã được sử dụng nhiều năm gần đây để làm giảm các triệu chứng mãn kinh và giúp ngăn chặn loãng xương. Điều trị này được biết đến với nhiều tên như là điều trị hormone mãn kinh, liệu pháp hormone thay thế.

Có hai loại chính của điều trị hormone, với phụ nữ vẫn có tử cung, liệu pháp sử dụng là estrogen phối hợp với progestrogen (HT) vì mỗi estrogen sẽ gây ung thư tử cung. Trường hợp đã cắt tử cung thì chỉ cần estrogen (ET).

  • HT: Tăng nguy cơ ung thư vú, thường tăng sau 4 năm sử dụng, thường phát hiện ung thư vú giai đoạn xâm lấn, thường có giảm nguy cơ trong 5 năm không sử dụng phương pháp điều trị này.
  • ET: Nghiên cứu về việc sử dụng mỗi estrogen sau khi mãn kinh có kết quả khác biệt, một vài nghiên cứu thì nói có tăng nguy cơ nhưng không nhiều, nghiên cứu khác thì lại không thấy tăng yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú .

Cho đến thời điểm này, cũng không có nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ cho việc sử dụng hormone trị liệu trong thời gian mãn kinh. Hormone trị liệu ngoài việc làm tăng nguy cơ ung thư vú, còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng đông máu, và đột quỵ.

Ngưng uống thuốc trị viêm tai giữa cấp 2 tuần thì bây giờ uống còn hiệu quả?
Phụ nữ sử dụng hormone cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Quyết định sử dụng hormone liệu pháp cần phải được thảo luận giữa bệnh nhân với bác sỹ của họ để cân nhắc ưu nhược và các yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch, ung thư vú và loãng xương. Nếu bệnh nhân quyết định sử dụng hormone điều trị cho các triệu chứng mãn kinh, nên sử dụng với liều thấp nhất có thể.

7. Túi nâng ngực

Túi nâng ngực không gây nguy cơ ung thư vú, tuy nhiên sàng lọc ung thư vú ở những phụ nữ này cần phải được thảo luận và có những phương pháp phù hợp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phone
Phone
Phone