Khi phôi thai ngừng phát triển đồng nghĩa với quá trình mang thai không thành công và thường dẫn đến tình trạng thai chết lưu – thai nhi sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ. Tám tuần tuổi chính là dấu mốc quan trọng cùng với sự hình thành các cơ quan quan trọng và đuôi thai cũng biến mất. Tuy nhiên, từ thời điểm này có thể xảy ra hiện tượng thai ngừng phát triển.
1. Phôi thai ngừng phát triển
Phôi thai ngừng phát triển thường được sử dụng do sảy thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tình trạng này xảy ra một cách bất ngờ và có thể ở thời gian khá sớm khiến cho các thai phụ khó có thể nhận biết được. Đôi khi, các thai phụ còn nghĩ đó như một chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc kỳ kinh đến muộn vì tình trạng này không có dấu hiệu rõ ràng.
Quá trình thai ngừng phát triển thường diễn ra ở khoảng 2 tuần thì tử cung sẽ tự co bóp để đẩy phôi thai ra ngoài, đồng thời chấm dứt quá trình thai nghén. Khi phôi thai ngừng phát triển, thì thai phụ vẫn chưa cảm nhận được dấu hiệu bất thường, thậm chí bà mẹ còn chưa biết mình đã có thai trước đó.
Mặc dù vậy, nếu để ý vẫn có thể nhận thấy một vài dấu hiệu thai ngừng phát triển như đau ngực, đau bụng râm ran, kén ăn… đôi khi có bà mẹ lại nghĩ đó là sự phát triển bình thường, vì một số người mang thai cũng có những dấu hiệu này. Vì vậy, dù có hay không, nếu xuất hiện các dấu hiệu này thì bạn nên đến bác sĩ để siêu âm thai nhi xác định rõ tình trạng sức khoẻ của thai, để từ đó có kế hoạch chăm sóc giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh.
Phụ nữ mang thai nào cũng có nguy cơ tiềm ẩn phải đối mặt với tình trạng phôi thai ngừng phát triển. Tuy nhiên, nếu thai phụ có những đặc điểm này thì có thể nằm trong danh sách nguy cơ gặp phải tình trạng thai ngừng phát triển hoặc cũng có thể là dấu hiệu thai không phát triển.
- Phụ nữ mang thai có tuổi trên 35 tuổi. Ở giai đoạn này khả năng mang thai của thai phụ giảm sút hơn so với độ tuổi trước và nếu có thai thì tỷ lệ thai dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai khá cao.
- Những phụ nữ gặp các bệnh lý bất thường về tử cung như u xơ tử cung, niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng…
- Phụ nữ đã từng hoặc đang mắc các bệnh lý nội khoa như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh cường giáp, nhược giáp hoặc các bệnh lý liên quan đến thận…
Nếu phụ nữ có một trong ba yếu tố này và vẫn muốn mang thai thì cần theo dõi sức khoẻ của thai phụ và thai nhi một cách đặc biệt và thường xuyên.
Dấu hiệu của thai ngừng phát triển có thể thấy trong ba tháng đầu của thai kỳ nếu bỗng dưng thai phụ mất cảm giác căng ngực, hoặc xuất huyết âm đạo bất thường hoặc âm đạo tiết dịch nhầy màu nâu đen thì các bà mẹ cần đi kiểm tra ngay. Với những trường hợp bỗng nhiên mất tim thai cũng có thể được chẩn đoán tình trạng phôi thai ngừng phát triển.
Hoặc có thể khi thai nhi đã bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ nhưng bỗng nhiên thai phụ thấy các hoạt động của thai nhi ngừng lại, không thấy nhịp tim của bé, hoặc tử cung không phát triển, hoặc bầu ngực đang căng tự nhiên giảm kích thước và nhỏ dần… thì bà mẹ cũng nên đi bác sĩ để khám ngay lập tức vì có thể bà mẹ bị nguy cơ phôi thai ngừng phát triển.
Với tình trạng thai ngừng phát triển có thể có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra ngay trong bụng mẹ. Vì vậy, nguyên nhân cần xét đến có thể đến từ người mẹ hoặc có thể nguyên chính từ thai nhi hoặc nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ chính những phần phụ của phôi thai. Có thể phân ra các nguyên nhân ảnh hưởng và gây ra tình trạng thai nhi ngừng phát triển:
- Do sự bất thường của nhiễm sắc thể. Nguyên nhân do nhiễm sắc thể được xếp vào loại nguyên nhân khá phổ biến với trường hợp thai nhi ngừng phát triển và cũng chính do nguyên nhân này đã dẫn đến nhiều ca sảy thai ở giai đoạn đầu của chu kỳ mang thai. Thông thường các tế bào bình thường sẽ có 23 cặp nhiễm sắc thể và trong mỗi tế bào trứng và tinh trùng cũng có 23 cặp nhiễm sắc thể này. Quá trình thụ tinh diễn ra, lúc đó trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành phôi thai. Đồng thời nếu như trứng hoặc tinh trùng có chứa nhiễm sắc thể bất thường có thể thừa hoặc thiếu sẽ khiến cho phôi thai phát triển không bình thường. Kết cục có thể phôi thai ngừng phát triển hoặc nếu phát triển thì có thể dẫn đến các bệnh lý bất thường hoặc trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.
- Do sức khoẻ của thai phụ không đảm bảo cho quá trình mang thai. Nếu thai phụ gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe khi mang thai cũng có nguy cơ cao gây nên tình trạng thai chết lưu hoặc phôi thai ngừng phát triển hơn so với những phụ nữ có sức khoẻ bình thường. Một số bệnh lý điển hình có thể gặp ở thai phụ như: Bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp, bệnh động kinh, bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh cận giáp, hay tiền sản giật hoặc có thể bệnh liên quan đến rối loạn đông máu, lupus ban đỏ… Vì vậy, nếu phụ nữ có những bệnh lý trên có ý định mang thai cần thực hiện điều trị dứt điểm các bệnh này. Hơn nữa, bạn cũng cần thăm khám thai định kỳ để có thể phát hiện sớm nhất các dấu hiệu bất thường nhằm đảm bảo có thể bảo vệ kịp thời mẹ và bé.
- Do các vấn đề liên quan đến dây rốn trong quá trình mang thai. Dây rốn của thai nhi chính là sợi dây liên kết với người mẹ. Thai nhi sẽ nhận oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua sợi dây này để phát triển. Do đó, trong trường hợp dây rốn có bất thường thì thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng, và tác động mạnh có thể xảy ra với tình trạng phôi thai ngừng phát triển do thai nhi không được cung cấp oxy và dưỡng chất để phát triển và lớn lên. Với nguyên nhân do dây rốn có thể liên quan tới 25 bệnh lý khác nhau, trong đó điển hình với tình trạng dây rốn quấn quanh cổ hoặc dây rốn quấn quanh chân, tay của thai nhi.
- Do các vấn đề liên quan đến nhau thai. Nhau thai có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ để nuôi dưỡng thai nhi. Tương tự như dây rốn, nếu nhau thai có gặp trường hợp bất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Theo thống kê có tới 15 đến 25% các ca chết lưu liên quan đến vấn đề nhau thai, trong đó tình trạng điển hình nhất nhau thai hình thành không đúng cạc hoặc hoạt động của nhau thai không tốt, hoặc nhau thai phát triển không đủ hoặc tình trạng nặng có thể do nhau thai bong ra khỏi tử cung.
- Do vấn đề nhiễm trùng của mẹ. Có khá nhiều bệnh nhiễm trùng có thể lây từ mẹ sang thai nhi bằng cách thông qua nhau thai khiến cho thai nhi bị nhiễm trùng và phôi thai ngừng phát triển hoặc có thể thai nhi mắc các bệnh nguy hiểm. Các bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang thai nhi bao gồm: bệnh rubella, hoặc bệnh giang mai, hoăc bệnh HIV, hoặc lupus ban đỏ…
- Do tử cung có những dấu hiệu bất thường. Nếu như thai phụ gặp những bất thường về tử cung như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn hoặc tử cung có sừng, hoặc tử cung có một dãy xơ hoặc có thể người mẹ mắc phải bệnh lý liên quan đến tử cung như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dính buồng tử cung… có thể tăng nguy cơ thai ngừng phát triển. Những bệnh lý này thường rất dễ phát hiện trước khi mang thai. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định mang thai để có thể có giải pháp tốt nhất bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé.
- Do nội tiết của người mẹ xảy ra khá bất thường. Nguy cơ cao khiến thai nhi ngừng phát triển có thể liên quan đến sự thay đổi bất thường về nội tiết tố của người mẹ. Tình trạng phổ biến nhất thường do thai phụ bị suy hoàng thể. Bởi vì khi hoàng thể suy yếu sẽ khiến cho quá trình cung cấp nội tiết cho thai nhi không đủ khiến cho thai nhi phát triển khó khăn dẫn đến suy thai, và thậm chí có thể ngừng phát triển thai. Hơn nữa nhưng người phụ nữ bị buồng trứng đa nang có thể sẽ khó khăn khi có thai nhưng, khi họ có thể mang thai thì nguy cơ sảy thai khá cao. Nên với những trường hợp này cần hết sức lưu ý khi muốn có thai và mang thai.
3. Cách xử trí trường hợp thai ngừng phát triển
Tuỳ vào từng thời điểm phôi thai ngừng phát triển sẽ có cách xử trí khác nhau giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và không ảnh hưởng đến quá trình mang thai ở những lần tiếp theo.
- Nếu thai ngừng phát triển trước khi trễ kinh hoặc sảy thai sớm thì tình trạng này khá khó để phát hiện được vì nó diễn ra quá sớm, từ khi bà mẹ chưa nhận biết được mình đã có thai. Trong trường hợp này tử cung sẽ tự động co bóp và đẩy phôi thai ra khỏi cơ thể người mẹ. Đôi khi người mẹ chỉ có thể thấy hiện tượng này giống như một kỳ kinh bình thường nên sẽ không có biện pháp can thiệp cụ thể nào. Tuy nhiên, nếu bà mẹ có những dấu hiệu như đau bụng dữ dội thì nên đi khám bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc tăng co bóp tử cung để đẩy hết máu ra ngoài được nhanh hơn, đồng thời giúp làm sạch tử cung hạn chế tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.
- Nếu thai ngừng phát triển trong giai đoạn đầu từ lúc trễ hành kinh đến lúc thai nhi được khoảng 12 tuần tuổi thì người mẹ cần phải nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ sản khoa để can thiệp các phương pháp phá thai hoặc hút thai an toàn và đảm bảo sức khỏe.
- Những trường hợp thai ngừng phát triển khi đã có kích thước lớn thì người mẹ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Có thể sử dụng thuốc phá thai hoặc bổ sung thêm thuốc giục sinh để tăng co bóp tử cung mạnh hơn, nhanh hơn, giúp đẩy thai xuống và tạo quá trình chuyển dạ cho người mẹ giống như một ca sinh nở bình thường.
Với những trường hợp thai ngừng phát triển đều cần được xử trí càng sớm càng tốt để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và những lần mang thai tiếp theo trong tương lai. Bởi vì khi thai chết lưu trong bụng mẹ càng lâu thì càng tăng cao nguy cơ băng huyết hoặc thậm chí có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu khá nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và ảnh hưởng nhiều đến những lần mang thai sau này.
Bên cạnh việc thực hiện các xử trí sớm để đưa thai ra ngoài, thì người phụ nữ rất cần được chăm sóc để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cũng như tình thần sau những mất mát to lớn này. Sau quá trình này, phụ nữ thường dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, buồn chán, thất vọng về bản thân,… Để giúp cho sản phụ vượt qua chấn thương tâm lý, thì người chồng cũng như thành viên trong gia đình nên ở bên cạnh, quan tâm, chăm sóc thường xuyên. Và sau khi xảy ra tình trạng thai chết lưu, thai phụ thường mất máu rất nhiều cho nên rất cần được phục hồi sức khoẻ. Ở giai đoạn này cần chăm sóc chế độ ăn hàng ngày cho thai phụ một cách kỹ lưỡng, nên bổ sung các chất dinh dưỡng đặc thù như bổ sung protein, vitamin, sắt… Nếu như bạn có kế hoạch mang thai lại thì tốt nhất nên chờ tối thiểu từ 1 đến 2 tháng và tốt nhất từ 6 đến 12 tháng để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình mang thai nhằm đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé.